PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN HOÀ
Video hướng dẫn Đăng nhập

                                                                                              BÀI TUYÊN TRUYỀN

                                                                 PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG HỌC

      Kính thưa: quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!

      Tai nạn thương tích(TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.

      I. PHÂN LOẠI : Có hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định

     1. Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự cố ý  của người bị TNTT hay của cả những người khác.

Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người,đánh nhau.

    2. Tai nạn thương tích không chủ định:  Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người khác.

Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, bỏng….

     II. PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN:

- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….

- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào đó là trường hợp bỏng.

  - Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

  - Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.

 - Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống.

 - Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải..

 - Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).

 - Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…

 - Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…

 - Bom mìn và các vật nổ: Là TNTT khi tiếp xúc với bom mìn, các vật nổ, chất phát nổ…

 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:

 Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

  - Phòng ngã:

  +  Không chạy nhảy, đùa nghịch; không gây gổ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn, nguy hiểm như: dao, gậy, súng cao su…..

Các em trong giờ ra chơi chúng ta nên ra thư viện đọc sách, hay chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng như nhảy dây, đá cầu…không được chạy đuổi nhau trên sân trường, khiến các em bị ngã gây ra các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như gãy tay, gẫy chân.

 - Phòng tránh tai nạn giao thông:

   + Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….

   + Không tụ tập trước cổng trường trong giờ tan học.

   + Đi xe đạp không được dàn hàng ngang, đi đúng làn đường dành cho mình. Đi vào phía bên phải, không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng.

 - Phòng tránh bỏng:

  + Không chơi đùa quanh khu chế biến, nấu ăn, các thùng vôi, thùng hóa chất, phích nước nóng.

 - Phòng tránh đuối nước:

   + Không tắm sông, ao, hồ… khi không có người lớn đi kèm; khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Học bơi phải có người hướng dẫn…

 - Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi.

   + Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….

 

                                                                                                                                                                 Liên Hòa, ngày 11 tháng 03 năm2024

         HIỆU TRƯỞNG                                                                                                                                                    NHÂN VIÊN Y TẾ

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tai nạn thương tích(TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 41 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Để giúp các thầy cô và các em học sinh tiểu học có tài liệu dạy và học Toán hiệu quả, nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm giới thiệu bộ sách: “TUYỂN CHỌN 400 BÀI TẬP TOÁN TIỂU HỌC”. ... Cập nhật lúc : 13 giờ 42 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Một số hình ảnh tham quan trải nghiệm các di tích lịch sử địa phương của học sinh trường TH Liên Hòa ... Cập nhật lúc : 13 giờ 29 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn virus gây bệnh . Sau đây là một số bệnh thường gặp khi giao mùa chúng ta cùng tìm hiểu và biết cách phòng ngừa bệnh. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 21 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sự phát triển thể chất, sức khỏe và trí tuệ của trẻ em. Trẻ em được nuôi dưỡng với chế độ ăn nghèo nàn sẽ chậm phát triển, dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, ... Cập nhật lúc : 9 giờ 41 phút - Ngày 13 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Cuốn sách được biên soạn theo chương trình mới, bám sát nội dung chương trình , giúp học sinh thực hành và làm các bài tập hằng ngày sau mỗi ngày học ở trường ... Cập nhật lúc : 9 giờ 37 phút - Ngày 13 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
- Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay răng vĩnh viễn, biểu hiện ban đầu thường là răng bị sún, sau đó là những đốm màu sậm như cà phê rồi trở lên đen ... Cập nhật lúc : 9 giờ 27 phút - Ngày 13 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Cuốn sách được biên soạn theo chương trình mới, giúp học sinh thực hành và làm các bài tập hằng ngày sau mỗi ngày học ở trường ... Cập nhật lúc : 9 giờ 19 phút - Ngày 13 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Món quà đầy ý nghĩa của Ngân hàng Agribank chi nhánh 2 - Hải Dương: trao tặng em Phí Nhật Duy lớp 3A trường Tiểu học Liên Hòa. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 38 phút - Ngày 3 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
"Đội mũ cho con - Trọn tình cha mẹ" nhắc nhở những bậc làm cha, làm mẹ hãy đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 34 phút - Ngày 3 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
Toán tuổi hoa
Đề thi Viết chữ đẹp đợt I từ lớp 1 đến lớp 5 năm học 2011 - 2012
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC MÔN HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024
QUY TẮC ỨNG XỬ NĂM HỌC 2023 - 2024
QUY CHẾ LÀM VIỆC NĂM 2023-2024
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM 2023-2024
Kế hoạch “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023”
CÔNG KHAI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NĂM HỌC 2022 - 2023
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2023-2024
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GD GIAI ĐOẠN 2020-2025
THONG TƯ 27/2020 ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HS TIỂU HỌC
CHỈ THỊ 666 - NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021
NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021 CỦA BỘ GD&ĐT
THONG TƯ 22/2019/BGD-ĐT VỀ THI GVG MẦM NON , PHỔ THÔNG
THÔNG TƯ 03/2019 CỦA BỘ NỘI VỤ ....QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC...
CÔNG VĂN 3866/BGD VỀ HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TỔ CHỨC DẠY HỌC LỚP 1- 2020-2021..
CÔNG VĂN 3535/BGD VỀ HƯỚNG DẪN HĐ TRẢI NGHIỆM...
123456